lỄ CÚNG MÙNG NĂM THÁNG NĂM ( LỄ CÚNG TẾT ĐOAN NGỌ)
Cúng mùng 5 tháng 5 - Tết Đoan Ngọ là lễ lớn của người Việt
Nam được bắt đầu vào chính giờ Ngọ giữa trưa ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hàng
năm. Ông bà xưa quan niệm rằng: Trong cơ thể con người, đặc biệt là bộ phận
tiêu hoá thường có sâu bọ sinh sống, nếu không diệt trừ thì sâu bọ ngày càng
sinh sôi và phát triển nảy nở gây nguy hại cho con người. Các sâu bọ này chỉ lộ
diện vào ngày mùng 5 tháng Âm lịch nên ông bà xưa phải làm lễ trừ sâu bọ vào ngày này.
Cúng mùng 5 tháng 5 ở Việt Nam còn gọi là "ngày giết sâu bọ" là ngày mọi người
cùng nhau bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng,
trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng.
Ngoài ra diệt sâu bọ bằng cách sáng sớm chưa ăn uống gì đã được lót dạ bằng hoa
quả đương mùa và rượu nếp. Trẻ con được treo cho những túi bùa bằng vụn lúa các
màu khâu thành hình trái đào, quả khế, quả quất... buộc chỉ ngũ sắc kết tua (gọi
là bùa tua bùa túi), móng tay móng chân được nhuộm đỏ bằng lá móng (trừ ngón
tay trỏ và ngón chân kề ngón cái), bôi hồng hoàng (một vị thuốc có màu đỏ pha
vàng) vào thóp, vào ngực, vào rốn… để trừ tà ma bệnh tật.
người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong
ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết. Truyền thuyết về lịch
sử ngày mùng 5 tháng năm thì lưu truyền khác nhau ở Việt Nam.
cúng mùng 5 tháng 5 phải có bánh ú tro |
Trong văn hoá Việt thì ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch lại là ngày giỗ Quốc Mẫu Âu
Cơ. Trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao:
Tháng
Năm ngày tết Đoan Dương.
Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang.
Ở vùng đồng bắng Nam Bộ Việt Nam thì ngày mùng 5 tháng 5 còn được gọi là ngày
"Vía Bà", thờ Linh Sơn thánh Mẫu trên núi Bà Đen.
1. Lễ Vật cúng mùng 5 tháng 5 ( lễ cúng tết Đoan Ngọ)
Tết Đoan Ngọ vào mùa gặt. Lúa, ngô, đậu và kê khá rất nhiều, Vào mùa này thì theo truyền
thống thì các bác làm nông thường nghỉ ngơi lấy sức. Vì thế mà mâm lễ cúng ngàyTết Đoan Ngọ cũng khá phong phú và đa dạng
Vậy lễ cúng tết Đoan Ngọ cho gia đình bạn có
thể tự chuẩn bị hoặc đặt mua ở bên ngoài qua Công ty CP DV Đồ Cúng Tâm Linh.
Ngoài việc chuẩn bị đồ cúng cho bàn thờ Phật, gia tiên, ông địa… thì lễ vật cúng tết Đoan Ngọ bao gồm:
– Trái cây ngủ quả
– Nước.
– Rượu nếp.
– Nhang, đèn
- Gao hủ, muối hủ
- Giấy cúng tết Đoan Ngọ
-Trầu cau
- Chè, xôi
- Cháo trắng
- Cơm rượu
- Lá xong
- Gà luộc
Những dụng cụ đi kèm : Ly, chén, dĩa, muỗng,
bình hoa lư nhang.
2. Hướng dẫn nghi thức cúng tết Đoan Ngọ
Sau khi sắp xếp mâm cúng mùng 5 tháng 5 xong, Chủ nhà cầm văn khấn và khấn
:
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười
phương.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo
quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn
sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ chúng con là:…………
Ngụ tại:…………………………..
Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa
đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ
Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi
xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại
họ....................., cúi xin ác vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành
thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm
án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh
bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
3. Lá dùng cho tết Đoan Ngọ – tác dụng sử dụng lá trong tết Đoan
Ngọ
Lá hái vào ngày mùng 5 tháng 5 thường gọi là lá Mồng Năm. Người dân và người nông thôn
thường nấu nước lá uống hàng ngày, tác dụng đầu tiên là giải nhiệt, tiêu thực…
Theo truyền tụng dân gian,
thì bất cứ loại lá nào nếu hái vào đúng giờ Ngọ ngày 5-5 đều là lá thuốc, nhưng
thực tế, người ta chỉ quen hái một số lá nhất định, ở các rừng hoặc rú mà thôi.
Ví dụ:
Lá Ngấy
Lá Bướm Bạc
Lá Vối
Lá Ổi
Lá Lốt
Lá Bạc Hà
Lá Thuốc Cứu [Ngãi Diệp]
Lá Nhân Trần
Lá Cỏ Xước
Lá Vông Vang
Bồ Công Anh
Ích Mẫu Leonurus heterophyllus]
Lá Mã Đề Xa tiền thảo -Plantago major]
Lá Mâm Xôi
Dây Hà Thủ Ô tức Dạ Giao Đằng
Lá Dâu
Lá Tre (đọt)
Lá Sâm Đất
Hái về phơi khô, trộn lại với nhau rồi chia thành từng bó nhỏ vừa nấu một nồi
nước khoảng 10 lít cho cả nhà uống.
4. Hướng dẫn cách làm bánh ú tro ngày Tết Đoan ngọ thật ngon và hấp dẫn
Cách
làm bánh ú nước tro nhân đậu đỏ thơm
ngon là cái tên đơn giản một loại dân
giang mang đậm bản sắc quê hương. Có rất nhiều tư liệu cho rằng bánh ú là của
người Hoa. Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng bánh ú là của người Việt, bởi
nguyên liệu chính làm bánh là nếp. Nguyên nhân thuyết phục để bánh ú hiện diện
thường hơn bánh tét, bánh chưng là dễ gói, dễ làm và để lâu được. Thời xưa, có
lẽ yếu tố ăn no được xem trọng hơn ăn ngon trong đại đa số nông dân lam lũ.
Theo y
thực, nước tro giúp ổn định lượng bột đường trong nếp và trợ tiêu, giúp người
ăn không bị no hơi, nặng bụng. Vậy chiếc bánh ú mang hồn quê này không những
ngon mà còn tốt cho sức khỏe nữa, thì tại sao các bạn không thử làm bánh này
cho cả nhà mình thưởng thức.
Trên đây là công thức làm bánh ú mà CÔNG TY CP DV ĐỒ CÚNG TÂM LINH muốn chia sẻ cùng các bạn.