cúng mùng 5 tháng 5 | Nhận đặt mâm cúng mùng 5 tháng 5 trọn gói

Cúng mùng 5 tháng 5 | Nhận đặt mâm cúng mùng 5 tháng 5 trọn gói

 Lễ vật cúng đầy tháng | cúng đầy tháng |Cúng đầy tháng bé gái | Cúng đầy tháng bé trai | Ngày cúng đầy tháng

Mâm cúng mùng 5 tháng 5, Nhận đặt mâm cúng mùng 5 tháng 5 trọn gói

Mâm cúng mùng 5 tháng 5Cúng Tết Đoan Ngọ

- Nguồn gốc cúng tết đoan ngọ, cúng mùng 5 tháng 5
Truyền thuyết Tết Đoan Ngọ ( cúng mùng 5 tháng 5 ) tại Việt Nam:
Vào một ngày sau vụ mùa, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Nhân dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ của người Việt thường có hoa quả, bánh tro,rượu nếp để diệt sâu bọ
Ông chỉ dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau đó sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượt. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng.
Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan Ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

-  Ý nghĩa lễ cúng tết đoan ngọ (cúng mùng 5 tháng 5).

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ được “Việt hóa” thành ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoàn Ngọ là "Tết giết sâu bọ" vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh.
Hiện ở một số làng quê Việt Nam vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày Tết này. Sau Tết Nguyên Đán, có lẽ “Tết giết sâu bọ” là cái Tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân… vì vậy con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng cố thu xếp để về.
Vào thời điểm này, trái cây, hoa lá bắt đầu đơm hoa kết trái mong một mùa bội thu, vì vậy, hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Ngoài ra còn có những món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương.
Vào ngày này, cả làng nhộn nhịp hẳn lên, nhà nào cũng dậy từ sớm chuẩn bị phẩm vật cúng tổ tiên và hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Người ta quan niệm rằng, đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái và cúng tổ tiên để mong một mùa bội thu.
Sau lễ cúng là các tục lệ giết sâu bọ. Cả nhà quây quần ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro... để diệt trừ" sâu bọ", xua đuổi hết bệnh tật...
Theo lệ, đúng ngọ (12h trưa), người dân ở các vùng thôn quê rủ nhau đi hái lá. Đây là thời khắc có dương khí tốt nhất, là giờ mặt trời toả ánh nắng tốt nhất trong năm. Lá cây cỏ hái được vào giờ này có tác dụng chữa bệnh rất tốt như các bệnh ngứa ngoài da, nhất là các bệnh về đường ruột hay khi cảm mạo, đem những lá thuốc này nấu nước xông giải cảm rất tốt.
Ngày xưa, vào ngày này, người ta còn có tục nhuộm móng chân, móng tay, tục khảo cây lấy quả, tục treo ngải cứu để trừ tà... Những em bé chưa biết đi thì được lấy một ít vôi quét vào thóp, vào ngực và rốn để chúng không bị đau bụng, nhức đầu. Tuy nhiên, phần lớn các tục lệ này nay đã được bãi bỏ, chỉ còn giữ lại tục tắm nước lá và tục đi hái lá thuốc.
Nơi phố phường, thị thành, không nhiều vườn tược, cỏ cây, người dân có lệ đi mua lá thuốc mồng 5. Dịp này, những người buôn bán từ quê ra đều mang theo đủ thứ loại lá bày bán. Lá được xắt nhỏ, phân từng loại riêng biệt, người đi chợ chọn lấy những lá có mùi vị ưa thích mua về, đúng ngọ ngày mồng 5, lại đem ra phơi khô rồi bọc lại để trong tủ thuốc gia đình, dùng khi nhà có người ốm đau.
Theo truyền thống của từng miền, vào ngày này, ngoài hoa quả, những món ăn cũng khác nhau. Tại Hà Nội và một số vùng của miền Bắc ngày này, rượu nếp, đặc biệt là rượu nếp cẩm, là món không thể thiếu. Người ta cho rằng, bộ phận tiêu hoá của con người thường có các loại ký sinh gây hại và chúng nằm sâu trong bụng nên không phải lúc nào cũng diệt được. Duy có ngày mồng 5/5 (âm lịch), các loại ký sinh này thường ngoi lên, con người có thể ăn thức ăn, hoa quả vị chua, chát và nhất là rượu nếp, có thể loại bỏ chúng.
Theo dân gian, rượu nếp được ăn ngay khi vừa ngủ dậy thì rất hiệu nghiệm. Rượu này chủ yếu là xôi còn nguyên hạt lên men, còn gọi là "cái". Người dân thường dùng các loại gạo nếp trắng và cẩm đồ thành xôi, để nguội rồi rắc men, ủ trong ba ngày. Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn, trộn với cái, tạo vị ngọt, cay rất dễ chịu. Người già, con trẻ đều có thể ăn loại rượu này.
Phụ nữ các vùng quê miền Bắc phần lớn đều biết "ngả rượu nếp" và thường tranh thủ dịp này ngả rượu để mang ra Hà Nội bán, có người chỉ trong một buổi sáng bán được đến cả 10 chậu nếp cẩm.
Còn ở Đà Nẵng, món không thể thiếu trên mâm cơm cúng là bánh ú tro. Nhà nào cũng mua từ ba bốn chục bánh trở lên. Ngoài ra, theo truyền thống của người miền trong, thịt vịt cũng là một thứ không thể thiếu cho ngày lễ này. Tại TP.HCM, vịt quay, heo quay ngày này thường tăng hơn so với ngày thường.

Lễ vật cúng mùng 5 tháng 5 (Liên Hệ 0969 69 59 19 Mr Khương để đặt trọn gói mâm cúng)
Đến với Tâm Linh bạn sẽ được chuẩn bị sẵn sàng mâm cúng đầy đủ, chi tiết như sau:

Liên hệ: http://dichvudocung.com – Hotline: 0969695919  - Mr.khương để đặt mâm lễ vật cúng Tết Đoan Ngọ nhé!

Bài cúng mùng 5 tháng 5

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ) Tín chủ chúng con là:………… Ngụ tại:…………………………..
Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án. Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật. Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!


Lễ Cúng Mùng 5 Tháng 5 | Cúng tết Đoan Ngọ

lỄ CÚNG MÙNG NĂM THÁNG NĂM ( LỄ CÚNG TẾT ĐOAN NGỌ)

 Cúng mùng 5 tháng 5 -  Tết Đoan Ngọ là lễ lớn của người Việt Nam được bắt đầu vào chính giờ Ngọ giữa trưa ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm. Ông bà xưa quan niệm rằng: Trong cơ thể con người, đặc biệt là bộ phận tiêu hoá thường có sâu bọ sinh sống, nếu không diệt trừ thì sâu bọ ngày càng sinh sôi và phát triển nảy nở gây nguy hại cho con người. Các sâu bọ này chỉ lộ diện vào ngày mùng 5 tháng Âm lịch nên ông bà xưa phải làm lễ trừ sâu bọ vào ngày này.
Cúng mùng 5 tháng 5 ở Việt Nam còn gọi là "ngày giết sâu bọ" là ngày mọi người cùng nhau bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. Ngoài ra diệt sâu bọ bằng cách sáng sớm chưa ăn uống gì đã được lót dạ bằng hoa quả đương mùa và rượu nếp. Trẻ con được treo cho những túi bùa bằng vụn lúa các màu khâu thành hình trái đào, quả khế, quả quất... buộc chỉ ngũ sắc kết tua (gọi là bùa tua bùa túi), móng tay móng chân được nhuộm đỏ bằng lá móng (trừ ngón tay trỏ và ngón chân kề ngón cái), bôi hồng hoàng (một vị thuốc có màu đỏ pha vàng) vào thóp, vào ngực, vào rốn… để trừ tà ma bệnh tật.
 người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết. Truyền thuyết về lịch sử ngày mùng 5 tháng năm thì lưu truyền khác nhau ở Việt Nam.

cúng mùng 5 tháng 5 phải có bánh ú tro



Trong văn hoá Việt thì ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch lại là ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ. Trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao:

Tháng Năm ngày tết Đoan Dương.

Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang.



Ở vùng đồng bắng Nam Bộ Việt Nam thì ngày mùng 5 tháng 5 còn được gọi là ngày "Vía Bà", thờ Linh Sơn thánh Mẫu trên núi Bà Đen.


1. Lễ Vật cúng mùng 5 tháng 5 ( lễ cúng tết Đoan Ngọ)

Tết Đoan Ngọ vào mùa gặt. Lúa, ngô,  đậu và kê khá rất nhiều, Vào mùa này thì theo truyền thống thì các bác làm nông thường nghỉ ngơi lấy sức. Vì thế mà mâm lễ cúng ngàyTết Đoan Ngọ cũng khá phong phú và đa dạng

Vậy lễ cúng tết Đoan Ngọ cho gia đình bạn có thể tự chuẩn bị hoặc đặt mua ở bên ngoài qua Công ty CP DV Đồ Cúng Tâm Linh. Ngoài việc chuẩn bị đồ cúng cho bàn thờ Phật, gia tiên, ông địa… thì lễ vật  cúng tết Đoan Ngọ  bao gồm:

– Trái cây ngủ quả
– Nước.
– Rượu nếp.
– Nhang, đèn
- Gao hủ, muối hủ
- Giấy cúng tết Đoan Ngọ
-Trầu cau
- Chè, xôi
- Cháo trắng
- Cơm rượu
- Lá xong
- Gà luộc
Những dụng cụ đi kèm : Ly, chén, dĩa, muỗng, bình hoa lư nhang.

2. Hướng dẫn nghi thức cúng tết Đoan Ngọ

Sau khi sắp xếp mâm cúng mùng 5 tháng 5 xong, Chủ nhà cầm văn khấn và khấn :
 Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.


- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.


- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)


Tín chủ chúng con là:…………

Ngụ tại:…………………………..


Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.



Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.


Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ....................., cúi xin ác vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.


Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.


Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

 3. Lá dùng cho tết Đoan Ngọ – tác dụng sử dụng lá trong tết Đoan Ngọ 

Lá hái vào ngày mùng 5 tháng 5 thường gọi là lá Mồng Năm. Người dân và người nông thôn thường nấu nước lá uống hàng ngày, tác dụng đầu tiên là giải nhiệt, tiêu thực…

Theo truyền tụng dân gian, thì bất cứ loại lá nào nếu hái vào đúng giờ Ngọ ngày 5-5 đều là lá thuốc, nhưng thực tế, người ta chỉ quen hái một số lá nhất định, ở các rừng hoặc rú mà thôi. 

Ví dụ:

Lá Ngấy

Lá Bướm Bạc

Lá Vối
Lá Ổi
Lá Lốt
Lá Bạc Hà
Lá Thuốc Cứu [Ngãi Diệp]
Lá Nhân Trần
Lá Cỏ Xước
Lá Vông Vang
Bồ Công Anh
Ích Mẫu Leonurus heterophyllus]
Lá Mã Đề Xa tiền thảo -Plantago major]
Lá Mâm Xôi
Dây Hà Thủ Ô tức Dạ Giao Đằng
Lá Dâu
Lá Tre (đọt)
Lá Sâm Đất
Hái về phơi khô, trộn lại với nhau rồi chia thành từng bó nhỏ vừa nấu một nồi nước khoảng 10 lít cho cả nhà uống.

4. Hướng dẫn cách làm bánh ú tro ngày Tết Đoan ngọ thật ngon và hấp dẫn

Cách làm bánh ú nước tro nhân đậu đỏ thơm ngon là  cái tên đơn giản một loại dân giang mang đậm bản sắc quê hương. Có rất nhiều tư liệu cho rằng bánh ú là của người Hoa. Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng bánh ú là của người Việt, bởi nguyên liệu chính làm bánh là nếp. Nguyên nhân thuyết phục để bánh ú hiện diện thường hơn bánh tét, bánh chưng là dễ gói, dễ làm và để lâu được. Thời xưa, có lẽ yếu tố ăn no được xem trọng hơn ăn ngon trong đại đa số nông dân lam lũ.

Theo y thực, nước tro giúp ổn định lượng bột đường trong nếp và trợ tiêu, giúp người ăn không bị no hơi, nặng bụng. Vậy chiếc bánh ú mang hồn quê này không những ngon mà còn tốt cho sức khỏe nữa, thì tại sao các bạn không thử làm bánh này cho cả nhà mình thưởng thức. 
Trên đây là công thức làm bánh ú mà CÔNG TY CP DV ĐỒ CÚNG TÂM LINH muốn chia sẻ cùng các bạn.